Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Quản lý chất thải rắn bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực quản lí môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn nói riêng , một hệ thống các công cụ được sử dụng nhằm đem đến hiệu quả về bảo vệ môi trường cao nhất ; bao gồm các công cụ quản lí kĩ thuật và các công cụ quản lí hành chính…
Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị

Trên đây là mô hình quản lí kĩ thuật chất thải rắn đô thị đang được áp dụng. Tuy nhiên , để nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn , ngoài biện pháp kĩ thuật như trên , những nhà quản lí , những nhà hoạch định chính sách còn đề xuất sử dụng nhiều biện pháp quản lí khác .
Các tiếp cận truyền thống đối với vấn đề này là phương pháp “Ra lệnh và kiểm soát” (CAC)- tức là người ta tính toán và định ra những tiêu chuẩn cụ thể vào đó , rồi buộc những người gây ô nhiễm phải xả thải dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nộp phạt là hình thức mà người gây ô nhiễm phải “trả giá” cho những hành vi phát thải vượt quá mức tiêu chuẩn của mình.
Xem thêm:
Tuy nhiên,khoản phạt bao nhiêu là hợp lí ,là đủ để răn đe ? điều đó còn phải bàn cải nhiều bởi trên thực tế , các khoản phạt hiện nay cho những hành vi gây ô nhiễm còn quá thấp , thấp đến nỗi mà người gây ô nhiễm chấp nhận nộp phạt hơn là trang bị những công cụ khống chế ô nhiễm . Bên cạnh đó cách tiếp cận CAC không ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm cải thiện hành vi , cải tiến công nghệ , chủ động hơn trong các vấn đề quản lí môi trường .
Nhằm hỗ trợ công tác quản lí thải môi trường nói chung và quản lí chất thải rắn nói riêng , các công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng . Trong lĩnh vực quản lí chất thải rắn , có hơn 90 công cụ kinh tế được nhận dạng . Các công cụ này được phân thành 3 nhóm chính :
  • Nhóm công cụ tạo ra nguồn thu
  • Nhóm công cụ kích thích sự đầu tư
  • Nhóm công cụ là thay đổi hành vi 
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về từng nhóm công cụ và một số ví dụ điển hình về áp dụng các công cụ này trên thế giới.
Các công cụ kích thích đầu tư có thể thông qua :
  • Chi phí đổ thải
  • Các giấy phép kinh doanh chất thải.
  • Các chính sách, thủ tục.
  • Những luật nghiêm khắc…
Có thể nhận thấy rằng tiết kiệm tiền là một trong những mục đích của nhà sản xuất . Tiết kiệm tiền có thể thông qua việc giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì, từ đó có thể giảm chi phí cho nguyên/nhiên liệu sản xuất cũng như chi phí vận chuyển.
Rõ ràng, giảm trọng lượng sản phẩm/bao bì sẽ trực tiếp làm giảm chất thải từ quá trình sản xuất và gián tiếp làm giảm chất thải từ việc tiêu thụ. Chi phí đổ thải/phí chon lấp là một trong những động lực dẫn đến việc giảm thiểu chất thải. Việc giảm thiểu có thể thực hiện thông qua việc làm nhẹ, thay thế vật liệu, tái chế-tái sử dụng, làm compost,…
  • Coca-Cola giảm trọng lượng những lon soda khoảng 41%.
  • Federal Express giảm trọng lựợng những bao thư khoảng 40%.
Chôn lấp luôn là phương pháp thải bỏ chất thải với giá thành thấp nhất ( 50% cho việc làm compost, 10-20% cho việc chuyển hóa chất thải thành năng lượng). Pháp,Ý,Anh,Hà Lan áp dụng phương pháp chon lấp. Từ năm 1993, chi phí chon lấp ở Pháp đã được dành riêng cho quỷ quốc gia nhằm xúc tiến cách tân phương tiện xử lý chất thải, cung cấp ngân sách cho việc nâng câp bãi chon lấp và đối phó tại khu vực bị ô nhiễm .
Khi chính phủ cho phép “kinh doanh” chất thải, một thị trường chất thải được hình thành. Đó là cách thức mà một công ty có thể mua những khoản tiết kiệm phát thải của một công ty khác. Công cụ kinh tế được sử dụng trong trường hợp này có thể gọi là “giấy phép kinh doanh chất thải” (quota chất thải). Rõ rang công cụ kinh tế loại này kích thích người sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, trang bị các phương tiện kiểm soát ô nhiễm . Điều này dẫn đến những kết quả rất khả quan trong công tác quản lý môi trường.
Ngoài những hình thức trên, công cụ kinh tế kích thích đầu tư còn bao gồm những chính sách, các thủ tục khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, xây dựng, sở hữu, vận hành những phương tiện xử lý chất thải rắn đồng thời nâng cao tính cạnh tranh về những hợp đồng dịch vụ chất thải rắn.
Thái Lan giảm thuế cho các thiết bị kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn . Điều này đã giới hạn được rủi ro về đầu tư, đồng nghĩa với việc khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ này.
Sekondia-Takaradi (Ghana), Islamabad (Pakistan) cho phép thuê phương tiện vận chuyển chất thải rắn của thành phố để khu vực tư nhân đi vào kinh doạnh khu vực dịch vụ chất thải rắn mà không phải đầu tư đáng kể.
Hàn Quốc tiến hành xây dựng một khuôn mẫu đầu tiên của chính phủ về nhà máy xử lý chất thải gây hại, đồng thời cấp giấy phép cho khu vực tư nhân xây dựng những nhà máy tương tự có tính cạnh tranh và có thể đối chiếu hiệu quả được. Sau đó yêu cầu tất cả các ngành công nghiệp đem chất thải nguy hại của họ đến nơi xử lý đã được đăng ký. Trong nhiều năm, hình thành một môi trường có tính cạnh tranh cao về hoạt động xử lý chất thải nguy hại giữa khu vực tư nhân và các nhà máy xử lý được đầu tư bởi chính phủ.
Bên cạnh đó, những luật nghiêm khắc đòi hỏi việc đổ thải chất thải rắn an toàn có thể tạo ra sư kích thích mạnh mẽ cho việc đầu tư vào hoạt động dịch vụ đổ thải từ khu vưc tư nhân.

Năm 1999, tòa án tối cao Ấn Độ thông qua những luật nghiêm khắc đòi hỏi chất hữu cơ phải được làm compost, tất cả những chất khác phải được tái chế-tái sử dụng hoặc chon lấp tại bãi chon lấp hợp vệ sinh. Những luật này gắn liền với những cam kết bắt buộc thực hiện đã khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn theo phương pháp sinh học , làm phân compost, thu hồi nhiên liệu phát sinh và những phương pháp đổ thải/xử lý chất thải khác. 

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Sản phẩm sử dụng một lần và tác hại

Sản phẩm sử dụng một lần và tác hại

Việc sử dụng các dụng cụ như chén, dĩa, ly, hộp.... sử dụng một lần đã trở nên khá phổ biến đối với xã hội khi chúng ta thấy các vật dụng sử dụng một lần này được sử dụng khá rộng rãi tại các cửa hàng thức ăn nhanh, trong các lần đi dã ngoại.... được bày bán trên các kệ siêu thị, cửa hàng 24h... Các vật dụng này được làm từ chất liệu phổ biến là nhựa cho mục đích chủ yếu là chứa đựng thức ăn và sử dụng một lần với những lợi ích nổi bật như: Nhẹ, bền, rẻ tiền, tiện lợi. 
Tuy nhiên lại mang lại những hậu quả khác nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người:
  • Nguy cơ tới sức khỏe con người: Do được sản xuất chủ yếu từ Polystyrene là một loại nhựa rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ khi gặp nhiệt độ thấp hoặc cao sẽ giải phóng chất Styrene vô cùng độc hại gây ung thư và có thể phá hủy DNA trong cơ thể người gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (Căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ...), ảnh hưởng tới nồng độ máu. Ngoài ra trong các sản phẩm này còn chứa chất BPA có khả năng gây ung thư, làm não chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.
  • Nguy cơ tới môi trường: Nhựa là sản phẩm mất tới hàng trăm, thập trí hàng ngàn năm mới có thể phân hủy trong môi trường, hoặc khi tiêu hủy thải ra chất khí ảnh hưởng mạnh tới môi trường. Môi trường mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đến đời sống của con người, chính vì thế tác động tới môi trường cũng như gián tiếp tác động đến con người! 
Chính vì thế ở các nước phát triển trên thế giới, chính phủ đang có những chính sách hạn chế sản xuất các dụng cụ sử dụng một lần làm từ chất liệu bằng nhựa. Gần đây nhất là vào ngày 18/9 Pháp đã cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng, ly... làm bằng nhựa sử dụng một lần. Đồng thời chúng ta có thể thấy các cửa hàng thức ăn nhanh với quy mô lớn như Mcdonalds, KFC, Burger King, Lotteria, Subway, Jollibee, Pizza Hut, Dominos Pizza đã chuyển qua sử dụng sản phẩm một lần làm từ chất liệu bằng giấy thay cho bằng nhựa để bảo vệ sức khỏe khách hàng và mang lại hình ảnh thân thiện với môi trường trong mắt cộng đồng