Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường

Như bài trước chúng ta đã giới thiệu tổng quan về chính sách chi trả dịch vụ môi trường môi trường gọi tắt là PES một trong những chính sách hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài. Chúng ta cùng theo dõi chính sách PES được thực hiện như thế nào trên thế giới qua một số nước điển hình:
Chi trả dịch vụ môi trường

Chi trả dịch vụ môi trường được triển khai ở rất nhiều nước trên thế giới
Xem thêm: 

Hoa Kỳ - quốc gia áp dụng PES sớm nhất và gặt hái được nhiều thành công! 
  • Hawai, áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, du lịch…
  • New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ các chủ đất áp dụng phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố cũng đã lập ra công ty phi lợi nhuận đẻ tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ rừng đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại Ecuador

Các chính sách đa dạng sinh học quốc gia giúp tạo các thị trường dịch vụ hệ sinh thái. Năm 1999, những cải cách quy chế cho phép khu vực công cộng phân bổ nguồn lực cho cơ chế tài chính khu vực tư nhân. Cũng năm đó, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES tại lưu vực Quito. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Việc đóng góp này được thực hiện dưới hình thức áp phí sử dụng dịch vụ hệ sinh thái vào phí sử dụng nước. Mỗi đơn vị đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại Costa Rica. 

Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575, xác định các dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng gồm: giảm phát thải khí nhà kính; dịch vụ thủy văn bao gồm việc cung cấp nước cho người tiêu thụ; bảo tồn đa dạng sinh học, và cung cấp vẻ đẹp cảnh quan về giải trí và du lịch sinh thái. Bắt đầu từ năm 1997, nước này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMT trên các văn bản luật. Theo Luật Lâm nghiệp năm 1997, người chủ sử dụng đất có thể nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng, khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh. Ngoài ra, Costa Rica còn tiến hành xây dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA). Chương trình này sau khi thực hiện, nó đã thu được rất nhiều thành công, như tỷ lệ phá rừng đã giảm nhanh chóng. Theo tính toán, từ năm 1997, tỷ lệ phá rừng hàng năm đã giảm mạnh từ 50000 ha xuống dưới 20000 ha, và việc trồng rừng tại những nơi đã bị chặt phá đã làm giảm xuống mức tối thiểu suy giảm của rừng. (Theo Ngân hàngThế giới năm 2000).

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại Châu Á

Từ năm 2002, trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo, Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippin; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Dịch vụ môi trường - Những điều cần biết!

Khái niệm dịch vụ môi trường!

Dịch vụ môi trường là các lợi ích (trực tiếp hay gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. (theo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ - 2005) Trong đó, lợi ích trực tiếp là lợi ích do hệ sinh thái mang lại bao gồm các sản phẩm từ gỗ, các loại lâm sản khác. Các sản phẩm này được trao đổi, buôn bán và có giá cả trên thị trường. 
Lợi ích gián tiếp là những giá trị sử dụng do hệ sinh thái tạo ra, tồn tại và phát triển tỉ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Những giá trị sử dụng ấy bao gồm: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói mòn, hấp thụ cacbon, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp cảnh quan vẻ đẹp tự nhiên, tiết kiệm nguyên liệu như giấy, nước, dầu....
Khẩu hiệu chi trả dịch vụ môi trường điển hình là rừng tại Việt Nam

Chi trả dịch vụ môi trường PES

Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường.
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam. PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý. 
Xem thêm: 
Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn. Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhân dân vùng đầu nguồn phần lớn là người nghèo. Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt. Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn. Tại Việt Nam, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra mỗi năm là 1,5% GDP với hơn 9.000 người bị ảnh hưởng, tổn hại nặng nề nhất là nông nghiệp và nông thôn. Riêng năm 2009, sau 2 cơn bão và 2 đợt lụt lớn, hơn 300 người đã thiệt mạng (Dân trí). Hơn nữa, việc quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh. 

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Túi nilon và những vấn đề môi trường

Thực trạng sử dụng túi nilon

Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, minh chứng cho sự phổ biến này là tới 93% người dân sử dụng bao nilong, ngoài ra mỗi ngày có tới hàng triệu bao nilong được tiêu thụ mỗi ngày. Đây dường như là một thói quen khó bỏ được của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nilong hướng tới sự phát triển bền vững với bộ ba Kinh tế-xã hội-môi trường thì người dân Việt Nam ta vẫn xài một cách vô tư. Bao nilong được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại trực tiếp đến môi trường cũng như đời sống của con người. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nilong, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. 

Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nilong “góp phần” không ít. Điều này gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh, những thiệt hại kinh tế thì còn có những thiệt hại khác về môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 
Điển hình như, túi nilong đã phân hủy thấm vào đất là cho đất trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Không kể những tác hại môi trường, các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nilong còn gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng như rác thải nhựa làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi, muỗi phát triển lây truyền nhiều bệnh dịch. Ngoài ra, bao nilong cũng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó chứa chì, cadimi gây tác hại cho não và cũng là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.

Giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon


Sử dụng túi giấy hạn chế ô nhiễm môi trường
Trước thực trạng đó, Ở các nước phát triển, các nghiên cứu về công cụ kinh tế trong việc hạn chế sử dụng túi nilong khá phổ biến, được sử dụng bởi hai công cụ kinh tế chính là công cụ mệnh lệnh và công cụ khuyến khích kinh tế.
Ở Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển, để hạn chế việc phát thải cũng như sử dụng túi nilong, chính phủ Việt Nam hầu như chỉ sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế. Đồng thời tuyên truyền khuyến khích sử dụng các loại túi thay thế túi nilon như túi giấy môi trường, túi giấy tái chế, và các loại túi sử dụng lại nhiều lần từ chất liệu túi nhựa, vải...

Bài viết liên quan

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Các loại túi được sử dụng trong mua sắm bán lẻ

Túi mua sắm bán lẻ

Hàng ngày trong trong mỗi chúng ta rất thường xuyên tiếp xúc với các loại túi khi mua sắm như túi nilon, túi vải, túi nhựa, và túi giấy. Tuy nhiên các loại túi này có các đặc điểm và ảnh hưởng tới môi trường như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin giới thiệu các loại túi mua sắm phổ biến được con người sử dụng hàng ngày theo báo cáo của BSR (Business for Social Responsibility)

Túi nilon: Là loại túi ra đời sớm nhất và có độ phổ biến cao nhất. Túi nilon trong mua sắm thường được chia làm hai loại là túi mỏng và túi nilon dày:
  • Túi nilon mỏng: thường có có trọng lượng nhẹ, độ bền cao đồng thời không thấm nước được sử dụng phổ biến tại siêu thị thực phẩm. 
  • Túi nilon dày: cũng giống như túi nilon mỏng, nhưng có độ dày cao hơn và có in thương hiệu được sử dụng để chứa đựng các hàng hóa có giá trị cao hơn như thời trang, mỹ phẩm.... 
Túi giấy: Túi giấy ra đời sau túi nilon, tuy độ phổ biến không bằng nhưng đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường, chính vì thế túi giấy ngày càng được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn, nhất là đối với các sản phẩm cao cấp hay có gì trị cao. Túi giấy phổ biến với hai loại

  • Túi giấy tái chế: Được làm chủ yếu từ chất liệu giấy Kraf, một loại giấy được sản xuất với nguyên liệu chủ yếu từ bột gỗ và giấy tái chế. Sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng như bao bì giấy xi măng. Lĩnh vực thực phẩm để chứa đựng các sản phẩm đòi hỏi độ khô thoáng như bánh mì, bánh ngọt
  • Túi giấy cán màng: Là túi được làm bằng chất liệu giấy nhưng cán một lớp màng PP bên ngoài để nâng cao tính thẩm mĩ và độ bền của túi. Thường sử dụng không chỉ chứa đựng các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm mà còn đựng quà tặng cho khách hàng trong các sự kiện hay hội chợ triển lãm. 
Túi vải: Cũng có hai loại phổ biến là túi vải dệt và túi vải không dệt (Bảo vệ môi trường hơn). Đặc điểm đáng kế nhất của túi vải là có độ bền cao hơn hẳn so với túi nilon hay túi giấy. Tuy nhiên túi vải lại ít được sử dụng trong ngành bán lẻ, do chi phí ban đầu khá cao.