Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Túi nilon và những vấn đề môi trường

Thực trạng sử dụng túi nilon

Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, minh chứng cho sự phổ biến này là tới 93% người dân sử dụng bao nilong, ngoài ra mỗi ngày có tới hàng triệu bao nilong được tiêu thụ mỗi ngày. Đây dường như là một thói quen khó bỏ được của người dân Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nilong hướng tới sự phát triển bền vững với bộ ba Kinh tế-xã hội-môi trường thì người dân Việt Nam ta vẫn xài một cách vô tư. Bao nilong được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại trực tiếp đến môi trường cũng như đời sống của con người. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nilong, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. 

Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nilong “góp phần” không ít. Điều này gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh, những thiệt hại kinh tế thì còn có những thiệt hại khác về môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 
Điển hình như, túi nilong đã phân hủy thấm vào đất là cho đất trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Không kể những tác hại môi trường, các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nilong còn gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng như rác thải nhựa làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt đô thị, dẫn đến ruồi, muỗi phát triển lây truyền nhiều bệnh dịch. Ngoài ra, bao nilong cũng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó chứa chì, cadimi gây tác hại cho não và cũng là nguyên nhân gây ra ung thư phổi.

Giải pháp hạn chế sử dụng túi nilon


Sử dụng túi giấy hạn chế ô nhiễm môi trường
Trước thực trạng đó, Ở các nước phát triển, các nghiên cứu về công cụ kinh tế trong việc hạn chế sử dụng túi nilong khá phổ biến, được sử dụng bởi hai công cụ kinh tế chính là công cụ mệnh lệnh và công cụ khuyến khích kinh tế.
Ở Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển, để hạn chế việc phát thải cũng như sử dụng túi nilong, chính phủ Việt Nam hầu như chỉ sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế. Đồng thời tuyên truyền khuyến khích sử dụng các loại túi thay thế túi nilon như túi giấy môi trường, túi giấy tái chế, và các loại túi sử dụng lại nhiều lần từ chất liệu túi nhựa, vải...

Bài viết liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét