Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Dịch vụ môi trường - Những điều cần biết!

Khái niệm dịch vụ môi trường!

Dịch vụ môi trường là các lợi ích (trực tiếp hay gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái. (theo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ - 2005) Trong đó, lợi ích trực tiếp là lợi ích do hệ sinh thái mang lại bao gồm các sản phẩm từ gỗ, các loại lâm sản khác. Các sản phẩm này được trao đổi, buôn bán và có giá cả trên thị trường. 
Lợi ích gián tiếp là những giá trị sử dụng do hệ sinh thái tạo ra, tồn tại và phát triển tỉ lệ thuận với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái. Những giá trị sử dụng ấy bao gồm: điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, ngăn chặn xói mòn, hấp thụ cacbon, hạn chế lũ lụt, ngăn chặn sạt lở đất, chống cát bay, chống sa mạc hóa đất đai, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp cảnh quan vẻ đẹp tự nhiên, tiết kiệm nguyên liệu như giấy, nước, dầu....
Khẩu hiệu chi trả dịch vụ môi trường điển hình là rừng tại Việt Nam

Chi trả dịch vụ môi trường PES

Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đã áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong việc tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ bền vững bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. PES nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy, việc nguyên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt nam là rất cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài nguyên và môi trường.
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một diễn đàn cũng như sự thống nhất chung về cách hiểu PES tại Việt Nam. PES còn khá mới và đang trong giai đoạn thí điểm, xây dựng cơ chế, mô hình chi trả, hoàn thiện khung pháp lý. 
Xem thêm: 
Việt Nam có nhiều sông núi cao có độ dốc lớn. Rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, nhân dân vùng đầu nguồn phần lớn là người nghèo. Việt Nam thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt. Điều đặc biệt là, thiên tai xảy ra hàng năm ngày càng có tần suất nhiều hơn, quy mô và cường độ ngày càng lớn hơn. Tại Việt Nam, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra mỗi năm là 1,5% GDP với hơn 9.000 người bị ảnh hưởng, tổn hại nặng nề nhất là nông nghiệp và nông thôn. Riêng năm 2009, sau 2 cơn bão và 2 đợt lụt lớn, hơn 300 người đã thiệt mạng (Dân trí). Hơn nữa, việc quản lý lưu vực sông nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh. 

1 nhận xét: